WordPress cơ bản – Bai 12: Hướng dẫn Plugin WordPress

Oh Yeah! Cuối cùng chúng ta đã cùng đi đến được phần thú vị nhất và được trông chờ nhiều nhất khi sử dụng WordPress. Cái phần mà chúng ta có thể nhờ nó biến hóa từ một blog để trở thành một website có cấu trúc phức tạp hơn như các trang bán hàng, album ảnh, trang hội viên, diễn đàn,…..Đó chính là tính năng Plugin trong WordPress.

Plugin trong WordPress là gì?

Xin thưa, plugin là một thành phần mở rộng nhỏ được lập trình riêng dựa trên các API và những hàm mở có sẵn của WordPress để tạo thành một tính năng nào đó mà mặc định WordPress không có. Nói dễ hiểu hơn, plugin chính là một module bổ sung một chức năng nào đó mà bạn có thể cài vào WordPress.
Hiện tại số lượng plugin dành cho WordPress có thể nói là không đếm nỗi, chỉ tính riêng các plugin chính thức có trên thư viện plugin của WordPress.org thì đã có hàng chục nghìn plugin khác nhau, chưa kể còn rất nhiều plugin trả phí khác được bán rải rác trên nhiều trang khác nhau nhưng có lẻ plugin trả phí tập trung nhiều nhất ở Codecanyon.

Cách tìm plugin WordPress

Cách đơn giản để tìm plugin WordPress đó là hãy tìm trong thư viện plugin WordPress vì các plugin ở đó vừa an toàn mà lại có nhiều thông tin. Bạn đừng bao giờ tìm plugin với từ khóa tiếng Việt nhé vì sẽ không có ích gì đâu, hãy tìm với từ khóa tiếng Anh chuyên môn nào đó mà bạn biết, hoặc bạn cũng có thể hỏi mình.
Tìm plugin trên thư viện WordPress
Tìm plugin trên thư viện WordPress
Ngoài ra, bạn có thể tìm bằng cách lên Google gõ tên chức năng bằng tiếng Anh kèm theo chữ plugin wordpress ở cuối như thế này
Tìm plugin WordPress trên Google
Tìm plugin WordPress trên Google
Một tính năng có thể có rất nhiều plugin hỗ trợ tương tự, cho nên bạn nên lọc ra các plugin được đánh giá cao nhất, hỗ trợ phiên bản WordPress mới nhất và đừng quên đọc Description để biết nó có những tính năng gì nhé.

Kiểm tra plugin

Thông thường đối với mình, khi tìm ra plugin mình cần thì việc đầu tiên sẽ là kiểm tra plugin đó xem có nên dùng hay không. Các plugin tốt nên dùng nhất đều dựa theo những tiêu chí như:
Được đánh giá nhiều, có nhiều sao.
Plugin được nhiều đánh giá
Hỗ trợ phiên bản WordPress mới nhất, hoặc nếu có xê xích thì chỉ nên xê xích tối đa không quá 2 phiên bản. Ngay tại thời điểm này, bạn không nên dùng plugin hỗ trợ phiên bản WordPress 3.3 trở xuống.
Plugin hỗ trợ phiên bản cao
Có nhiều tính năng, bạn nên đọc phần Description để biết nó có những tính năng gì.
Đọc các tính năng trong plugin
Và cuối cùng là mở tab Screenshot xem hình ảnh của plugin (nếu có).
Xem hình ảnh plugin
Sau khi bạn chắc chắn đã có những thông tin trên, hãy bắt đầu cài ngay plugin để trải nghiệm nhé.

Hướng dẫn cài plugin

Cài plugin WordPress ta có 2 cách, một là cài trực tiếp ngay trong WordPress Dashboard, hai là cài thủ công thông qua việc upload thư mục plugin lên wp-content/plugins nhưng cách này hầu như hiếm khi dùng tới.

Cài plugin thông qua WordPress Dashboard

Đầu tiên bạn vào Plugins -> Add New
Cách cài plugin thông qua WordPress Dashboard
Tiếp đó, hãy nhập tên chức năng mà bạn cần tìm plugin (tiếng Anh nhé) và ấn nút Search Plugins
Cách cài plugin WordPress
Sau đó một danh sách các plugin trùng với từ khóa bạn tìm kiếm sẽ hiển thị ra
Cách cài plugin WordPress qua Dashboard
Hãy chọn các plugin thích hợp và uy tín nhất!
Có nhiều plugin cùng chức năng quá phải không? Hãy áp dụng những cách kiểm tra plugin mà mình đã đề cập ở trên bằng cách ấn vào nút Details để xem thông tin chi tiết của plugin đó nhé.
Nếu bạn thấy plugin đó oke thì hãy ấn nút Install Now của plugin đó để nó tự tải về host bạn.
Lưu ý: Một số host khi cài plugin bằng cách này sẽ hỏi bạn nhập thông tin FTP của host mới cài được, lúc này bạn hãy mở file wp-config.php ngoài thư mục gốc (public_html) ra và chèn đoạn này vào nó là nó im ngay không hỏi nữa.
define('fs_method' 'direct');
Khắc phục tình trạng hỏi tài khoản FTP khi cài plugin
Khắc phục tình trạng hỏi tài khoản FTP khi cài plugin
Sau khi nó tự tải về host xong, bạn chỉ cần ấn vào nút Activate Plugin là có thể kích hoạt plugin.
Kích hoạt plugin WordPress sau khi cài
Kích hoạt plugin WordPress sau khi cài
Lúc này bạn có thể bắt đầu sử dụng plugin được rồi. Đừng quên mở phần Installation ở trang giới thiệu plugin để xem hướng dẫn nhé.

Cài plugin thủ công qua FTP

Đầu tiên bạn cần tải plugin thẳng về máy tính bằng việc ấn vào nút Download plugin trên thư viện plugin. File bạn tải về luôn luôn là file .zip nhé.
Tải bản cài đặt plugin về máy tính
Tải bản cài đặt plugin về máy tính
Sau đó bạn giải nén file .zip vừa tải về ra, bạn sẽ nhận được một thư mục có tên plugin và bao gồm các file của plugin bên trong.
Thư mục plugin
Thư mục plugin không bao gồm tên phiên bản
Lưu ý: Tùy vào cách giải nén mà bạn sẽ nhận được 2 kiểu thư mục sau:
  1. Thư mục tên plugin kèm theo số phiên bản, bên trong nó là một thư mục khác có tên plugin như ảnh trên.
  2. Thư mục tên plugin như ảnh trên và bên trong là các file, thư mục của plugin.
Và cái mà bạn cần lấy chính là cái số 2 đấy.
Bây giờ, hãy mở FileZilla lên và upload thư mục plugin này vào thư mục wp-content/plugins trên host nhé.
Upload plugin lên host
Upload plugin lên thư mục wp-content/plugins trên host
Sau khi nó upload thành công, hãy vào WordPress Dashboard -> Plugins -> Installed Pluginsvà tìm plugin vừa upload lên rồi ấn nút Activate để kích hoạt.
Kích hoạt plugin
Kích hoạt plugin

Cách sử dụng plugin

Sau khi kích hoạt plugin xong, thường là để sử dụng plugin ta có 2 kiểu như sau:
  • Đối với các plugin nó tự động thì sau khi kích hoạt nó sẽ tự động hoạt động mà không có thêm khu vực tùy chỉnh thông số nào.
  • Tùy chọn plugin trong phần SettingsTools hoặc Plugins. Nhưng đa phần các plugin đều đặt khu vực tùy chỉnh ở Settings.
Ví dụ, plugin mình vừa cài đặt có hỗ trợ khu vực tùy chỉnh tại Settings nè
Tùy chỉnh thông số plugin
Sau khi vào đó bạn chỉ cần thiết lập lại các thông số của plugin là xong, mỗi plugin sẽ có những thông số tùy chọn khác nhau nên lúc này bạn hãy tự tìm hiểu với vốn kiến thức tiếng Anh của bạn nhé. Nhưng đa phần là không khó lắm.
Nếu bạn thấy hơi khó hiểu thì vào trang tải plugin mà bạn vừa cài, mở qua phần Installation để xem hướng dẫn cài đặt và cấu hình nhé.
Xong, bây giờ website của bạn đã có thêm những tính năng rất độc đáo nhờ vào chức năng Plugins rồi đúng chưa nào. Với số lượng plugin khủng như vậy nên sẽ rất khó để xác định được các plugin nào là nên cài nhất, vì vậy nếu bạn chưa biết thì nên xem qua bài Hướng dẫn các plugin quan trọng của mình để cài các plugin cần thiết nhất nhé.

Source: Thachpham.com

WordPress cơ bản – Bai 11: Thiết lập & quản lý tính năng Comments

WordPress nguyên thủy là một mã nguồn blog mở nên trong đó cũng bao gồm một tính năng bình luận và quản lý bình luận rất mạnh để mọi độc giả có thể gửi bình luận nhằm tương tác tốt nhất với tác giả, đó là một lợi thế của blog mà không phải những loại website nào cũng có được.
Trong bài này mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu qua tính năng này và hướng dẫn thiết lập tính năng này một cách tốt nhất cho chính bạn và độc giả tiện lợi trong việc gửi bình luận.
Mặc định tính năng bình luận của  Wordpress sẽ yêu cầu bạn nhập tên, email và link website (tùy chọn) để có thể gửi bình luận và khung gửi bình luận sẽ giống như thế này.
Tính năng gửi bình luận trong Wodpress
Tính năng gửi bình luận trong Wodpress
Trường hợp bạn không muốn hiện khung nhập website thì có thể cài plugin này để ẩn nó đi một cách an toàn nhất. Hoặc nếu bạn cảm thấy hơi chán với tính năng comment mặc định của WordPress thì có thể xem danh sách các plugin hỗ trợ comment để làm nó trở nên hay hơn.
Mặc định trong WordPress thì nó sẽ tiến hành đưa tất cả các bình luận của độc giả vào chế độ chờ duyệt và cũng sẽ có một thông báo gửi qua email báo là vừa có bình luận mới. Để xem và kiểm tra các bình luận đang ở chế độ chờ duyệt, bạn vào phần Comments sẽ thấy như sau:
Comment đang chờ duyệt
Nếu bạn muốn duyệt comment nào thì chỉ cần ấn nút Approve vào comment đó là được. Trường hợp không muốn hiển thị nó hay xóa nó thì có thể ấn vào nút Trash hoặc Spam.
Còn nếu bạn muốn comment của họ sẽ được hiển thị ngay mà không cần chờ duyệt thì có thể vào Settings -> Discussions và bỏ chọn Comment author must have a previously approved comment
Tắt chế độ duyệt comment
Tắt chế độ duyệt comment

Cấm các từ nhạy cảm khi bình luận

Giả sử blog bạn không muốn có một số bình luận nhắc đến một số cụm từ nhạy cảm thì bạn vẫn có thể cấm độc giả sử dụng bằng cách sử dụng tính năng Comment Blacklist trong phần Settings -> Discussions. Hãy nhập các từ hoặc cụm từ cần cấm và mỗi từ bạn phải cách nhau bằng một dòng như ở dưới
Cấm các từ nhạy cảm khi bình luận
Cấm các từ nhạy cảm khi bình luận
Tuy nhiên, tính năng mặc định này có vẻ không tốt lắm và mình khuyến khích bạn dùng pluginComment Filter.

Avatar hiển thị ở comment

Mặc định WordPress chỉ hỗ trợ hiển thị avatar tại dịch vụ http://gravatar.com, điều đó có nghĩa nếu bạn chưa có tài khoản ở Gravatar thì nó sẽ hiển thị ngẫu nhiên các avatar mặc định. Nếu bạn muốn có avatar riêng thì hãy vào trang chủ Gravatar và đăng ký tài khoản hoặc đăng nhập bằng tài khoản WordPress.com, sau đó thêm email cần gắn avatar lên và upload avatar từ máy tính lên là xong.
Sau đó, hãy chắc chắn rằng email của bạn tại Users -> Your Profile có sử dụng email trùng với email đã đăng ký avatar.

Phòng chống spam comment

Tình trạng bị spam comment trong WordPress thật sự là một thảm họa vì WordPress quá phổ biến nên có rất nhiều phần mềm hỗ trợ spam các website sử dụng WordPress một cách dễ dàng. Nhiều khi web bạn chỉ vừa mới cài thôi, chưa kịp quảng bá thì spammer đã “viếng thăm”.
Để phòng chống spam comment hữu hiệu nhất, hãy cài plugin Akismet theo hướng dẫn này là xong.

Lời kết

Ở trên là một số lưu ý về cách sử dụng hệ thống comment trong WordPress và cách tùy chỉnh cho nó thật tối ưu. Hãy nên nhớ rằng, comment là một tính năng hỗ trợ tương tác rất mạnh trong các blog nên hãy thường xuyên kiểm tra comment và trả lời cho các độc giả nhé.  ;)
Source: Thachpham.com

WordPress cơ bản – Bai 10: Hướng dẫn sử dụng Page

Nếu bạn đã từng biết tính năng Posts trong WordPress để dành viết bài thì chắc chắn sẽ tự hỏi rằng “Vậy cái Pages để làm gì?”. Nếu bạn có thắc mắc như vậy thì cũng đừng có lấy gì làm lạ nghen vì không chỉ có mình bạn nghĩ như vậy đâu mà hầu như những người mới tiếp xúc với WordPress đều có các thắc mắc tương tự như vậy.
Chính vì lẽ đó, mình xin dành trọn cả bài này để giải thích cho bạn hiểu rõ hơn về công dụng của Page nhé.

Page trong WordPress là gì?

Khi bạn vào Pages -> Add New thì thoạt nhìn sẽ thấy nó chẳng khác gì WordPress, cũng có phần soạn văn bản như ai.
Tính năng Page trong WordPress
Tính năng Page trong WordPress
Nhưng nhìn kỹ lại thì bạn sẽ thấy….Ồ, đứa nào ăn mất chỗ chọn category và tag như trong khu vực Post rồi? Chả có đứa nào ăn cả mà chỉ là tính năng Page này không hỗ trợ tính năng phân loại giống như post mà thôi.
Page rất thích hợp cho bạn sử dụng để đăng các nội dung có tính chất chung chung mà không cần phải phân loại như:
  • Trang liên hệ.
  • Trang giới thiệu.
  • Trang giới thiệu dịch vụ.
Đại loại là những trang mà bạn có thể sẽ không cần phân loại nó ở bất cứ trong category hay tag nào. Khi viết xong page, nó sẽ không thể hiển thị ra danh sách các bài viết mới giống như post được mà nó chỉ xem được khi bạn lấy đường dẫn page này gửi cho người cần xem hoặc đưa nó vào menu.
Về cách sử dụng thì nó chỉ là nơi bạn viết nội dung vào nên chắc mình không cần hướng dẫn thêm vì tính năng soạn thảo bài viết bạn có thể tham khảo ở phần 9.
Source: Thachpham.com

WordPress cơ bản – Bai 9: Hướng dẫn Posts để đăng bài trong WordPress

Như ở phần 7 mình đã nói, Posts là một phần rất quan trọng trong WordPress mà bạn sẽ có thể cần thao tác nhiều nhất, bởi vì công dụng của phần này là để bạn quản lý và đăng những bài viết. Nghe thì có vẻ dễ vậy nhưng kinh nghiệm làm hỗ trợ WordPress lâu năm cho mình thấy rằng, có rất nhiều người mới bắt đầu với WordPress lại trở nên lúng túng với các tính năng có trong WordPress.
Để cho bạn dễ dàng hiểu một cách toàn diện về tính năng này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của mình nhé.

1. Tìm hiểu về khái niệm Tag và Category

Đây là 2 khái niệm có vẻ hơi khó hiểu đối với những người bắt đầu vì công dụng của nó hầu như không khác gì nhau, nhưng vì sao chúng ta nên sử dụng chúng song song với nhau thì thật là khó hiểu đúng không nào. Vì vậy sẽ rất cần thiết nếu bạn cùng mình xem qua khái niệm của Tag và Category trong bài này nhé.

Category là gì?

Category trong WordPressCategory thì bạn hiểu nó như làmột thư mục bài viết mà khi viết bài bạn có thể tùy chọn để đưa nó vào. Như ở blog mình bạn có thể thấy menu bao gồm WordPress,Theme WordPressSEO, Thế giới Blogger,….mà khi bạn nhấp vào đó sẽ thấy được các bài viết có cùng category nằm ở bên trong. Vậy, đó chính là category.
Trong category bạn có thể tạo ra nhiều category con nằm bên trong một category mẹ được dùng để phân loại rõ ràng hơn. Ví dụ như bạn có category tên Nấu ăn thì bạn có thể đặt thêm các category con tên Món chiên, Món xào, Món chay,….
Mục đích sử dụng category là cho người đọc dễ tìm nội dung họ cần đọc hơn, cũng như để bạn có thể dễ dàng quản lý nó.
Để tạo category, bạn vào mục Posts -> Categories sẽ thấy khung như sau
Quản lý category trong WordPress
Quản lý category trong WordPress
Phần bên tay trái chính là nơi để bạn tạo một category mới và phần bên phải chính là hiển thị danh sách những category đang có và khi bạn rê chuột vào từng category nó sẽ hiển thị 3 nút Edit, Quick Edit và View.
Còn khi tạo category mới, nó sẽ có những thông số tùy chọn như sau:
  • Name: Tên category bạn cần tạo.
  • Slug: Địa chỉ đường dẫn tĩnh (permalink) dẫn tới category. Nếu bạn không nhập thì nó sẽ tự lấy tên category và đặt cho slug với cấu trúc ten-category (không dấu và thay khoảng trắng bằng dấu gạch nhang (-) ).
  • Parent: Chọn một category khác mà bạn đã tạo để cho nó thành category con của category đã tạo.
  • Description: Mô tả của category, một số theme thì nó sẽ hiển thị cả phần này ra trang category, còn một số thì không. Nếu bạn muốn rõ công dụng của nó thì nên xem bài tùy chỉnh category description của mình.
Sau khi nhập xong bạn ấn nút Add New Category để hoàn thành.

Tag là gì

Tag trong WordPress là gì
Tag cũng giống như category, tức là dùng để phân loại bài viết có cùng chủ đề nhưng tag sử dụng với quy mô rộng hơn và không phân biệt lĩnh vực của nội dung.
Ví dụ mình có 2 bài là Cách bảo mật WordPress và Cách bảo mật hosting thì mình có thể đặt 2 bài này ở 2 category khác nhau, nhưng có thể dùng chung tag giống nhau tên bảo mật để liệt kê tất cả các bài viết liên quan đến bảo mật.
Cái khác biệt lớn nhất của tag chính là nó không phân chia theo dạng tag mẹ con như category mà chỉ có một thứ cấp duy nhất. Tag bạn không cần tạo sẵn mà khi viết bài bạn sẽ nhập tag vào bài luôn. Khi bạn nhập một tag giống nhau ở nhiều bài, nó sẽ tự gom tất cả bài viết đó cho vào một tag.

Sử dụng công cụ đăng bài trong WordPress

Để đăng bài vào trang WordPress, bạn truy cập vào Posts -> Add New để bắt đầu nhé. Mặc định giao diện khi bạn vào phần viết bài sẽ như sau:
Giao diện trang đăng bài của WordPress
Giao diện trang đăng bài của WordPress
Trong đây có một số tính năng bị ẩn đi, bạn có thể nhấp vào nút Screen Options phía trên cùng và đánh dấu vào các phần bạn muốn nó hiển thị ra.
Ở đây bạn có thể thấy không xuất hiện vài tính năng như hình và sau này khi cài thêm plugin thì có thể nó sẽ bổ sung thêm nhiều công cụ khác trong khu vực đăng bài. Nhưng dù như thế nào đi chăng nữa, mục đăng bài vẫn có 5 phần chính là:
  • Giao diện đăng bài.
  • Khung chọn category.
  • Khung nhập tag.
  • Chọn Featured Image – Nghĩa là ảnh đại diện trong bài. Một số theme có tính năng hiển thị ảnh đại diện sẽ đều lấy ảnh Featured Image này của bạn.
Về khung soạn bài của WordPress thì mặc định nó chỉ hiển thị vài tính năng, để nó hiển thị thêm bạn ấn vào nút như trong ảnh dưới
Hiển thị các công cụ soạn bài bị ẩn
Hiển thị các công cụ soạn bài bị ẩn
Các tính năng trong khung soạn thảo này cũng không có gì khó hiểu cả nên có thể mình không cần giải thích thêm, bạn có thể tự viết bài và áp dụng các tính năng này một cách chính xác và phù hợp nhất.

Đặt lịch hẹn giờ cho bài viết

Trường hợp bạn đã có bài viết rồi mà không muốn đăng lên site ngay mà muốn nó tự động đăng vào giờ nhất định trong tương lai thì bạn vẫn có thể làm được trong WordPress, bằng cách nhấp vào nút Edit kế bên chữ immediately 
Hẹn giờ đăng bài
Hẹn giờ đăng bài
Sau đó bạn chỉnh thời gian mà bạn muốn bài sẽ được đăng lên. Khi chọn thời gian trong tương lai xong, bạn sẽ thấy nút Publish được đổi tên thành Schedule và chỉ cần ấn vào là bài bạn bắt đầu được đếm ngược để xuất hiện trước công chúng. :x

Đặt mật khẩu cho bài viết

Trong WordPress có một tính năng khá hay đó là bạn có thể đặt mật khẩu cho bài viết, tức là bài đó có thể sẽ hiện trên trang của bạn nhưng muốn xem phải nhập mật khẩu. Cách dùng là bạn ấn vào nút Edit kế bên cạnh chữ Public, sau đó chọn Password Protected và nhập mật khẩu cần bảo vệ bài viết vào.
Đặt mật khẩu cho bài viết
Đặt mật khẩu cho bài viết

Lưu nháp bài viết

Tất nhiên các công cụ soạn thảo văn bản đều không thể thiếu tính năng lưu nháp bài viết, nghĩa là bài của bạn sẽ được lưu lại và khi nào cần bạn chỉ cần tiếp tục viết tiếp mà không lo bị mất. Bạn có thể ấn vào nút Save Draft phía trên để lưu nháp bài đó lại.

Sửa đường dẫn tĩnh của bài viết

Nếu bạn có thiết lập Permalink ở trong phần Cài đặt WordPress rồi thì khi đăng bài, đường dẫn của bạn sẽ có dạng domain.com/ten-bai-viet…. Đôi khi tên bài của bạn hơi dài nên đường dẫn sẽ không được đẹp lắm, nhưng đừng lo lắng vì ta có thể sửa nó lại nhé.
Để sửa được đường dẫn tĩnh của bài, bạn cần tiến hành Save Draft bài viết trước. Lúc này ở ngay dưới tiêu đề của bạn sẽ hiển thị đoạn đường dẫn tĩnh, bạn ấn vào nút Edit của nó và tiến hành viết lại đường dẫn tĩnh nếu thích nhé.
Sửa đường dẫn bài viết
Sửa đường dẫn bài viết

Lời kết

Phần đăng bài chỉ có như vậy thôi, thật không có gì quá khó hiểu đúng chưa nào? Tính năng Posts này như mình đã nói là được dùng để đăng các bài viết lên web. Nhưng bên cạnh đó nó cũng còn một tính năng giống như vậy nữa đó là Page, mình sẽ bắt đầu nói chi tiết về nó ở ngay sau bài này.
Source: Thachpham.com

More

Search This Blog