WordPress cơ bản – Bai 6: Cách cài WordPress trên cPanel và DirectAdmin

Đầu tiên cho mình xin lỗi vì đã làm bạn mất khá nhiều thời gian do phải đọc qua 5 bài trước mới có thể bắt đầu với WordPress. Nhưng lý do mình làm thế là cũng muốn cho bạn nắm rõ những vấn đề căn bản nhất nhưng cực kỳ quan trọng trong kế hoạch xây dựng website, những thứu mà bạn đã nắm được trong 5 phần trước là:
  • Lịch sử hình thành và phát triển của WordPress.
  • Các công cụ quan trọng cần chuẩn bị để làm web với WordPress.
  • Biết được domain là gì và cách mua, cách sử dụng domain.
  • Biết được host là gì và cách mua host nước ngoài.
  • Biết được cách thao tác cơ bản trên host.
Vậy nếu bạn đã tự tin với 5 phần trên, bây giờ chúng ta có thể bắt đầu vào ngay việc cài đặt một trang WordPress cơ bản lên host. Nếu bạn vẫn còn lăn tăn không biết mình đã nắm rõ chưa thì hãy xem lại kỹ phần bạn chưa hiểu nhé, nhất là bài thao tác cơ bản trên host vì trong bài hướng dẫn này mình sẽ không nói qua về các khái niệm của host nữa vì mình đã nói kỹ ở phần 5.

Hướng dẫn cài WordPress trên DirectAdmin

Oh yeah, đây là phần quan trọng mà mình muốn trình bày với bạn trong bài này đây, giờ ta bắt đầu luôn nhé.
Trước tiên bạn tải bản WordPress mới nhất về máy. Đây là bản tiếng Anh nhưng mình khuyến khích bạn nên cài bản tiếng Anh, nếu muốn Việt Hóa thì bạn tham khảo bài sau nhé.
Sau đó bạn giải nén tập tin mới tải về ra máy, trong đó bạn sẽ thấy thư mục tên là wordpress. Trong thư mục wordpress sẽ bao gồm các thư mục như wp-include, wp-admin, wp-content và các tập tin .php như index.php, wp-config-sample.php,…
Bộ cài đặt của WordPress
Bộ cài đặt của WordPress
Bạn có thể xóa đi file license, readme. Còn những thứ còn lại bạn cứ để yên đấy nhé.
Bây giờ bạn hãy đăng nhập vào DirectAdmin và tìm tới mục MySQL Management.
Khu vực MySQL của DirectAdmin
Khu vực MySQL của DirectAdmin
Sau đó bạn ấn vào nút Create New Database.
Tạo database trong DirectAdmin
Tạo database trong DirectAdmin
Sau đó bạn nhập Database Name và Database User cùng mật khẩu dành cho database vào, giữa Database Name và Database User bạn có thể dùng chung tên cho đỡ nhầm lẫn. Mật khẩu bạn nhập vào phải nhớ nhé để tí nữa còn cài vào WordPress. Nhập xong thì ấn nút Create.
Tạo database trong DirectAdmin
Tạo database trong DirectAdmin
Tạo xong nó sẽ cho bạn xem lại thông tin database của bạn lần nữa. Bạn để ý ở phần Host nó để là localhost đấy, tí nữa ta chỉ cần nhập localhost vào phần Database Host của file cấu hình trong WordPress.
Tạo database trong DirectAdmin thành công
Tạo database trong DirectAdmin thành công
Bây giờ bạn nhấp vào chữ HERE bên dưới để quay trở lại trang chủ control panel là được.
Tới bước này, bạn quay trở lại thư mục WordPress mà bạn đã giải nén ra ở máy và tìm file wp-config-sample.php rồi đổi tên nó thành wp-config.php. Sau đó mở nó lên bằng Notepad++ nhé, bạn sẽ thấy nó hơi rối như thế này.
Nội dung file wp-config.php
Nội dung file wp-config.php
Đừng lo lắng, bây giờ bạn sửa những dòng 19, 22, 25 và 28. Cụ thể
Dòng 19define('DB_NAME', 'database_name_here');
Bạn đổi database_name_here thành tên database của bạn (phải có luôn abcyxz_ ở đằng trước, như ảnh của mình thì là qwztohke_blog.
Dòng 22define('DB_USER', 'username_here');
Sửa username_here thành username của database (phải luôn có abcxyz_ ở đằng trước nếu dùng host thường), như ảnh của mình thì là qwztohke_blog luôn.
Dòng 25define('DB_PASSWORD', 'password_here');
Sửa password_here thành mật khẩu của database, như ảnh của mình thì là Thach1992.
Dòng 28define('DB_HOST', 'localhost');
Sửa localhost thành Database Host của bạn, thường là phải giữ nguyên.
Sau đó bạn ấn Ctrl + S để lưu file lại.
Kế tiếp là mở FileZilla lên và kết nối vào host, sau đó vào thư mục public_html xóa file index.html (hoặc .htm, nếu nó có sẵn) và tiến hành upload toàn bộ file trong thư mục wordpress trên máy vào thư mục public_html(hoặc www) trên host bằng cách ấn Ctrl + A để bôi đen toàn bộ và ấn chuột phải chọn Upload.
Upload mã nguồn WordPress len host
Upload mã nguồn WordPress lên host
Lúc này bạn sẽ thấy thanh trạng thái tiến trình upload bên trên chạy liên tục không ngừng nghỉ. Quá trình upload bộ cài này thường mất khoảng 3 – 5 phút vì nó phải upload từng tập tin và thư mục. Hãy cứ để đó và ra ngoài lắc eo lắc mông cho giãn xương cốt. Khi nào nó thấy chữDirectory listing successful và không chạy nữa là xong.
Lưu ý: Một vài trường hợp đang upload do mạng chập chờn nên nó báo là có muốn up đè lên không thì cứ Yes nhé.
Sau khi up xong, bạn chạy đường dẫn website mà bạn vừa upload lên host. Nó sẽ hiện ra bảng cài đặt thế này.
Bạn nhập đầy đủ các thông tin nó bắt nhập vào và sau đó nhấn nút Install WordPress phía dưới. Sau đó nếu bạn thấy thông báo này hiện ra là bạn đã cài đặt thành công WordPress.
Cài đặt WordPress thành công
Cài đặt WordPress thành công
Awesome! Hãy ấn nút Login In để đăng nhập vào trang quản trị của website WordPress của bạn nhé, bây giờ bạn đã có một website WordPress chạy trên host riêng rồi đấy.
Giao diện (theme) mặc định
Theme mặc định của WordPress 2014
Theme mặc định của WordPress
Nếu bạn thấy nó xấu quá thì cũng đừng lo nhé, từ từ mình sẽ hướng dẫn bạn cách cài theme khác cho WordPress. Không đẹp không lấy click quảng cáo kaka ^^.
Đây là giao diện Dashboard
Khu vực quản trị của WordPress
Khu vực quản trị của WordPress
Nhìn thì có vẻ hơi phức tạp nhưng nó không khó để sử dụng đâu. Ở bài sau mình sẽ hướng dẫn bạn sử dụng các tính năng quan trọng và hiểu được ý nghĩa của từng công cụ.

Thiết lập cơ bản sau khi cài WordPress

Sau khi cài xong, bạn không nên để vậy mà chạy luôn mà nên thiết lập một số tùy chọn cơ bản để website của bạn hoạt động như ý muốn hoặc thân thiện hơn. Cụ thể là đầu tiên bạn sẽ cần:

Cài đặt permalink – Đường dẫn tĩnh

Permalink sẽ giúp bạn thay đổi cấu trúc đường dẫn động mặc định của WordPress (domain.com/?p=xx) bằng một đường dẫn đẹp hơn (domain.com/ten-chuyen-muc/ten-bai-viet). Để làm điều này, bạn kéo xuống dưới tìm phần Settings -> Permalinks. Sau đó bạn chọn cấu trúc đường dẫn tĩnh nào đó mà bạn thấy thích rồi ấn Save Changes.
Thiết lập permalink cho WordPress
Thiết lập permalink cho WordPress
Bây giờ bạn thử ra lại trang chủ và click vào một bài viết xem, đường dẫn nó đẹp chưa nào?

Thay đổi múi giờ và cấu trúc ngày tháng

Bạn vào Settings -> General và thiết lập phần Timezone là UTC+7. Cùng với phần Date Format và Time Format như hình để nó hiển thị theo đúng thói quen sử dụng của người Việt rồi ấn Save Changes.
Thiết lập múi giờ và cấu trúc ngày tháng

Cách cài đặt WordPress trên hosting dùng cPanel X

I. Cài đặt WordPress

Để cài đặt được WordPress, hosting của bạn ít nhất phải hỗ trợ PHP 5.2 và SQL database. Nếu bạn chưa có hosting thì có thể tham khảo danh sách các hosting tốt nhất.
Các bạn truy cập vào http://www.wordpress.org để tải bản cài đặt phiên bản mới nhất về, sau đó giải nén ra và ta sẽ có thư mục có tên “wordpress”.
Tiếp theo là tiến hành tạo cơ sỡ dữ liệu trong host. Truy cập vào cPanel của hosting, các bạn sẽ thấy như thế nàyHướng dẫn cài đặt WordPress và hoàn thiện blog chuyên nghiệp
Tiếp theo là tìm tab Database, click vào MySQL Databse để tạo database và user mới
Hướng dẫn cài đặt WordPress và hoàn thiện blog chuyên nghiệp
Nhập tên database cần tạo vào và ấn nút Create new database
Hướng dẫn cài đặt WordPress và hoàn thiện blog chuyên nghiệp
Tiếp theo là tạo user cho database. Kéo xuống dưới sẽ thấy phần MySQL User. Nhập tên user cần tạo và nhập mật khẩu vào, sau đó nhấn Create user.
Hướng dẫn cài đặt WordPress và hoàn thiện blog chuyên nghiệp
Cuối cùng là tích hợp database và user vào để nó có thể kết nối với nhau. Ngay tại phần Add User to Database ở cuối trang web, các bạn chọn user và database vừa khởi tạo và ấn Add
Hướng dẫn cài đặt WordPress và hoàn thiện blog chuyên nghiệp
Hướng dẫn cài đặt WordPress và hoàn thiện blog chuyên nghiệp
Ok, thế là chúng ta hoàn thành phần khởi tạo các cơ sở dữ liệu. Công việc tiếp theo là upload bản cài đặt lên host và tiến hành cài đặt WordPress.  Mình khuyến khích dùng giao thức FTP để upload các dữ liệu lên host để tiết kiệm thời gian và dễ làm việc. Ở đây chúng ta sẽ dùng phần mềmFileZilla để upload, phần mềm này hoàn toàn miễn phí.
Chúng ta tiến hành kết nối bằng giao thức FTP trên host của bạn. Các bạn đăng nhập như sau:
Host: Host FTP trên host của bạn. Đối với x10hosting thì phần này là địa chỉ của web bạn.
User: username đăng nhập vào host.
Password: Mật khẩu đăng nhập vào host
Sau khi nhập đầy đủ thông tin, ấn Quickconnect để kết nối vào host. Sau khi kết nối thành công thì các bạn sẽ thấy như sau
Hướng dẫn cài đặt WordPress và hoàn thiện blog chuyên nghiệp
Phần mình che đi là cột dữ liệu bên máy của mình. Cột phải là những thư mặc định có trên host, nhưng chúng ta chỉ quan tâm đến thư mục public_html thôi vì đó là nơi mình cần upload dữ liệu lên để có thể xuất và hiển thị lên website.
Bây giờ chúng ta tiến hành upload toàn bộ file và thư mục trong thư mục wordpress mà chúng ta đã tải về lên host. Đầu tiên là bạn phải vào thư mục public_html, sau đó bên cột trái chúng ta sẽ trỏ đến vị trí lưu bản cài đặt wordpress trên máy, ấn Ctrl + A để bôi đen toàn bộ file và thư mục, sau đó ấn chuột phải và chọn Upload.
Hướng dẫn cài đặt WordPress và hoàn thiện blog chuyên nghiệp
Chúng ta đợi nó upload, sau khi upload xong nó sẽ hiển thị và báo như sau
Hướng dẫn cài đặt WordPress và hoàn thiện blog chuyên nghiệp
Khi hoàn tất, các bạn tiến hành truy cập vào tên miền trên hosts để cài đặt, chạy thẳng luôn file index.php và chọn Create a Configuration File.
Hướng dẫn cài đặt WordPress và hoàn thiện blog chuyên nghiệp
Ấn tiếp vào nút Let’s Go và điền thông tin cơ sở dữ liệu mà mình đã tạo trước đó. Sau đó ấnSubmit
Hướng dẫn cài đặt WordPress và hoàn thiện blog chuyên nghiệp
Nếu các thông tin cơ sở dữ liệu bạn điền đúng thì sẽ hiện ra thông báo như sau, và ấn nút Run Install để bắt đầu cài đặt.
Hướng dẫn cài đặt WordPress và hoàn thiện blog chuyên nghiệp
Và nhập các thông tin cần thiết cũng như tạo tài khoản admin cho blog, ấn Install WordPress để hoàn thành.
Hướng dẫn cài đặt WordPress và hoàn thiện blog chuyên nghiệp
Và đây là thông báo khi hoàn tất việc cài đặt, bây giờ bạn có thể bắt đầu trải nghiệm và sử dụng WordPress rồi đó :D
Hướng dẫn cài đặt WordPress và hoàn thiện blog chuyên nghiệp
Như vậy là chúng ta hoàn thành bước cài đặt WordPress, ở trang 2 chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu một số phương thức tùy chỉnh cơ bản và cách cài themes, plugin vào WordPress

0 comments:

Post a Comment

More

Search This Blog